Nâng mũi là loại hình phẫu thuật thẩm mỹ giúp thay đổi hình dạng và cải thiện chức năng mũi để bạn có ngoại hình bắt mắt ưa nhìn. Trên thị trường hiện có rất nhiều phương pháp nâng mũi, dưới đây là 10 phương pháp nâng mũi phổ biến được nhiều người ưa chuộng.
Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay
1. Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc được xem là phương pháp nâng mũi tiến bộ hiệu quả nhất hiện nay vì giúp chỉnh sửa hết được các khuyết điểm của dáng mũi.
Phương pháp này sử dụng chất liệu sụn tự thân được lấy từ sụn tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn….để dựng trụ và tái tạo đầu mũi. Kỹ thuật này có ưu điểm vượt trội vì tạo dáng mũi đẹp tùy thích với độ bền vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi này khá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí đắt đỏ.
– Ưu điểm: Khắc phục được mọi khuyết điểm của dáng mũi, chỉnh sửa mũi hỏng sau khi nâng. Độ bền gần như vĩnh viễn.
– Nhược điểm: Đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao và giàu kinh nghiệm chuyên môn, chi phí cao. Thời gian để hồi phục có dáng mũi hoàn hảo từ 3-6 tháng.
2. Nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn là phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay. Kỹ thuật thẩm mỹ này có nguồn gốc từ Hàn Quốc giúp định hình dáng mũi bằng phương pháp sử dụng sụn nhân tạo nâng cao sống mũi kết hợp với sụn tự thân lấy từ vành tai bao bọc phần đầu mũi.
– Ưu điểm: Kỹ thuật này không quá phức tạp, phần sống mũi được nâng cao vừa vặn đúng tiêu chuẩn và cân đối với tổng thể gương mặt. Thời gian thực hiện ngắn từ 45-60 phút. Kỹ thuật nâng mũi này được đánh giá an toàn và có độ bền lâu dài.
– Nhược điểm: Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề và giàu kinh nghiệm, chi phí thực hiện cao.
3. Nâng mũi Sline
Nâng mũi S-line Hàn Quốc được rất nhiều người ưa chuộng trong đó dẫn đầu xu hướng là các ngôi sao và diễn viên Hàn Quốc. Kiểu nâng mũi S-line có độ cong, cao tự nhiên tạo thành dáng chữ S uốn lượn thanh tú.
– Ưu điểm: Dáng mũi S-line được đánh giá phù hợp với hầu hết các gương mặt Á đông của người Việt và dẫn đầu xu hướng nâng mũi. Độ bền cao, thời gian thực hiện ngắn.
– Nhược điểm: Đòi hỏi tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm có chuyên môn tốt và chi phí thực hiện khá đắt đỏ.
4. Nâng mũi Hàn Quốc
Nâng mũi Hàn Quốc được sử dụng 100% sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi sao cho cân đối và hài hòa với gương mặt. Phương pháp có nguồn gốc từ Hàn Quốc được phái đẹp lựa chọn và cũng là phương pháp nâng mũi phổ biến trong những năm gần đây.
– Ưu điểm: Kỹ thuật này giúp dáng mũi đẹp, tự nhiên, an toàn không biến chứng cũng như không để lại sẹo. Thời gian thực hiện nhanh chóng với độ bền lâu dài. Chi phí hợp lý.
– Nhược điểm: Đòi hỏi quá trình thực hiện tỉ mỉ và bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.
5. Nâng mũi sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn là phương pháp kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo để làm nên dáng mũi đẹp hoàn thiện.
– Ưu điểm: Sụn có khả năng tái lập cấu trúc mũi giúp bác sĩ kéo dài đầu mũi vài tạo đường cong tự nhiên. Chi phí hợp lý.
– Nhược điểm: Một số trường hợp cơ địa có khả năng dễ đào thải vật liệu lạ dễ gây nên biến chứng. Nâng mũi bằng sụn sườn toàn bộ không thể nâng mũi quá cao và độ tuổi càng lớn càng khó thực hiện.
6. Nâng mũi L-line
Nâng mũi L line là kỹ thuật sử dụng sụn tự thân lấy từ cơ thể khách hàng kết hợp với sụn nhân tạo có độ tương thích cao giúp mũi đẹp tự nhiên phù hợp với khuôn mặt.
– Ưu điểm: Phương pháp này giúp bạn sở hữu chiếc mũi thon gọn và sống mũi thẳng kéo dài từ gốc đến đầu mũi. Kỹ thuật này được ưa chuộng ở phương Tây và trở thành xu hướng làm đẹp trong thời gian hiện nay.
– Nhược điểm: Chi phí cao và tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm.
7. Nâng mũi bán cấu trúc
Nâng mũi bán cấu trúc là kỹ thuật sử dụng sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân để bọc đầu mũi giúp khắc phục các nhược điểm như mũi bóng đỏ, tụt sống, lộ sóng….
Nâng mũi cấu trúc dành cho những ai có form mũi sẵn, đầu mũi tương đối dài, sống mũi thấp. Độ bền của phương pháp này có thể lên tới 25 năm.
– Ưu điểm: Chi phí thấp, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng, thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng.
– Nhược điểm: Không thực hiện kéo dài đầu mũi. Nếu nâng cao quá khiến da bị mỏng, bóng đỏ và vết thương lâu lành.
8. Nâng mũi mỡ tự thân
Nâng mũi mỡ tự thân là phương pháp sử dụng mỡ tự thân của người nâng vào vùng mũi giúp làm thay đổi dáng mũi.
– Ưu điểm: Chất liệu tự thân an toàn và chi phí thấp và hiệu quả ngay.
– Nhược điểm: mỡ tự thân sẽ teo theo thời gian nên phải tiêm bổ sung, không khắc phục được nhiều khuyết điểm của mũi. Có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử cao.
9. Nâng mũi sụn tai
Nâng mũi bằng sụn tai là một trong những phương pháp chỉnh hình cấu trúc mũi bằng sụn tự thân. Theo đó, bác sĩ thẩm mỹ sẽ lấy sụn ở vành tai của bạn dùng để nâng cao sống mũi hoặc thu nhỏ đầu mũi tạo dáng mũi thanh tú, cao ráo.
– Ưu điểm: Dễ dàng thích ứng, an toàn cho sức khỏe. Phương pháp này giúp tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên và giữ được kết quả dài lâu.
– Nhược điểm: Chi phí cao, tay nghề bác sĩ thực hiện chuyên môn giỏi.
10. Nâng mũi sụn nhân tạo
Một phương pháp nâng mũi phổ biến nữa đó là nâng mũi sụn nhân tạo bằng cách sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi mà không can thiệp các bộ phận khác. Phương pháp này giúp chỉnh hình sống mũi cao hơn mà không hề khắc phục được các khuyết điểm như mũi ngắn, hếch, đầu mũi to….
* Các loại sụn nhân tạo thường được sử dụng trong nâng mũi: Alloderm, Bella Silk, Gore-text, Dacron, Medpor,
Silicon, Softxil, Surgiform, PureForm sụn sinh học Mỹ, sụn sinh học Đức…
– Ưu điểm: Thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng. Chi phí thấp không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
– Nhược điểm: Nâng mũi cao quá khiến da bị mỏng và bóng đỏ. Đầu mũi không được bọc sụn nên dễ bị tụt lệch hoặc đỏ đầu mũi. Không thể thực hiện kéo dài và nâng cao đầu mũi.
Your comment